Hiện nay, có nhiều yếu tố quyết định và ảnh hưởng đến độ chính xác của đồng hồ cơ nhưng tần số dao động vẫn là đặc điểm quan trọng nhất thể hiện mức độ chính xác mà đồng hồ cơ có thể đạt được một cách dễ dàng. Như vậy, chỉ cần biết được tần số dao động thì ta đã có thể biết đại khái độ chính xác của đồng hồ cơ.
Trước khi đi vào phần xác định độ chính xác của đồng hồ cơ, hãy cùng xem qua một số thông tin sau để nắm được vấn đề rõ ràng hơn:
Tần số dao động là gì? Tần số dao động trên đồng hồ là một con số biểu thị số vòng xoay bộ phận Bánh Lắc thực hiện trong 1 giờ (có đơn vị là Hz hoặc vph – vibrations per hour. Tần số dao động còn gọi là nhịp đập trong một giờ (đơn vị bph – beat per hour).
Bánh Lắc là bộ phận quyết định sự chính xác của đồng hồ cơ (đồng hồ lên dây cót bằng tay, đồng hồ tự động). Tần số dao động càng lớn tức Bánh Lắc xoay càng nhiều lần trong một giờ thì đồng hồ càng chính xác.
Để biết được tần số dao động của đồng hồ cơ, bạn cần biết được bộ máy của đồng hồ có tên gọi là gì sau đó tìm hiểu thông tin bộ máy. Có thể tìm kiếm các thông tin này bằng cách liên hệ nơi bán, số hiệu sản phẩm trên mặt số/nắp lưng của đồng hồ, trên trang chủ của thương hiệu hoặc các diễn đàn đồng hồ uy tín
Độ chính xác lý thuyết của đồng hồ cơ
Không có số liệu thống nhất về độ chính xác trên lý thuyết của đồng hồ dựa trên tần số vì tùy theo bí quyết về bộ máy của từng thương hiệu nhưng chúng ta vẫn có được các con số tương đối cho đa số đồng hồ bên dưới:
– – 18000 vph (2.5 Hz): sai số lý thuyết nằm trong phạm vi -30 đến +60 giây/ngày, tức chậm không quá 30 giây một ngày và nhanh không quá 40 giây một ngày.
– – 21600 vph (3 Hz): sai số lý thuyết nằm trong phạm vi -20 đến +40 giây/ngày, tức chậm không quá 20 giây một ngày và nhanh không quá 40 giây một ngày.
– – 25200 vph (3.5 Hz): sai số lý thuyết nằm trong phạm vi -15 đến +30 giây/ngày, tức chậm không quá 15 giây một ngày và nhanh không quá 30 giây một ngày.
– – 28800 vph (4 Hz): sai số lý thuyết nằm trong phạm vi -15 đến +20 giây/ngày, tức chậm không quá 15 giây một ngày và nhanh không quá 20 giây một ngày
– – 36000 vph (5 Hz): sai số lý thuyết nằm trong phạm vi -10 đến +15 giây/ngày, tức chậm không quá 15 giây một ngày và nhanh không quá 20 giây một ngày
Bánh lắc dao động càng nhiều thì đồng hồ càng chính xác nhưng với điều kiện số dao động này phải gần như tần số dao động lý thuyết của bộ máy. Ví dụ: bộ máy đồng hồ có tần số dao động 28800 vph thì bánh lắc phải thực hiện xấp xỉ 28800 vph hoặc chênh lệch vài dao động, có đến 28820, 28840… là không tốt.
Bánh lắc dao động càng nhiều và các tương đương với tần số dao động lý thuyết thì càng độ chính xác càng cao.
Độ chính xác thực tế của đồng hồ cơ
Trên cơ bản thì độ chính xác của đồng hồ cơ trong thực tế không thường được như lý thuyết vì bánh lắc không có số dao động tuyệt đối như thông số kỹ thuật nhưng vẫn ở một mức độ chấp nhận được. Nếu bạn muốn cải thiện phải đến các trung tâm bảo hành 1 đến vài lần (không tốn tiền nếu còn thời gian bảo hành vì đây là lỗi kỹ thuật).
Điều này là bình thường vì độ chính xác của đồng hồ cơ hay bị ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác thuộc về người dùng như: vị trí đeo, cách dùng, nhiệt độ, thói quen của tay. Bạn nên theo dõi nhanh chậm sau một thời gian sử dụng và đem nó đến nơi bán/trung tâm dịch vụ để điều chỉnh cho nó phù hợp với bạn hơn.
Ngoài tần số dao động thì độ chính xác của đồng hồ còn phụ thuộc vào các tiêu chuẩn dành cho bộ máy, điển hình là tiêu chuẩn Chronometer
Xem thêm: Cách khắc phục tình trạng đồng hồ cơ nhảy sai ngày
VPGD: Số BH9A-SP.9A-60 Vinhomes Ocean Park 1 , Xã Dương Xá, Huyện Gia Lâm, Hà Nội - Email: contact@dangquangwatch.vn
Giấy CNĐKKD và MSDN số: 0104938104 đăng ký lần đầu do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 07/10/2010