Ảnh hưởng của nhiệt độ tới đồng hồ
Đối với đồng hồ cơ, thời tiết quá nóng khiến chúng chạy chậm lại. Lý do là nhiệt độ cao làm giảm tính đàn hồi của các dây cót, trong đó có dây cót của quả lắc. Ngược lại, khi nhiệt độ xuống thấp thì đồng hồ sẽ chạy nhanh hơn.
Còn đối với đồng hồ điện tử thì nếu ở trong môi trường nhiệt độ cao lâu ngày, bộ mạch IC và cuộn dây trong máy cũng sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến tình trạng trục trặc, đồng hồ chạy không ổn định (vì các mối liên kết hàn và đường vi mạch đều gắn kết bằng nhựa tổng hợp chuyên dụng hay thiếc).
Ảnh hưởng của độ ẩm tới đồng hồ
Đối với các loại máy móc, độ ẩm chính là kẻ thù nguy hiểm gây hỏng hóc hoặc làm giảm tuổi thọ. Bạn sẽ hiểu hơn điều này nếu để ý trong những ngày mưa dầm dề, chiếc TV cũ nhà bạn trở nên ì ạch, khó chiều hơn. Nguyên nhân ở đây chính là độ ẩm cao thẩm thấu vào bên trong làm ảnh hưởng tới các mạch IC, nặng nhất là chúng sẽ bị chạm mạch, không dùng được nữa.
Khi cả hai yếu tố nhiệt độ và độ ẩm cùng tác động:
Trường hợp xấu là chiếc đồng hồ của bạn sẽ hỏng.
+ Khi nhiệt độ thấp kèm theo thời tiết khô
Những vòng cuộn lò xo trong chiếc đồng hồ sẽ khó chuyển động khiến lực truyền đi không được hài hòa. Không chỉ vậy, chất dầu bôi trơn (vốn giúp đồng hồ chạy nhịp nhàng, giảm ma sát) khi ấy bị sệt lại, làm nhịp của quả lắc nhỏ hơn và chậm hơn.
Bên cạnh đó, việc dầu mất khả năng bôi trơn cũng khiến bề mặt các linh kiện trở nên dễ bị hao mòn. Và sự hao mòn này có thể làm đồng hồ dừng hoạt động, phải thay nhiều bộ phận. Đối với những chiếc đồng hồ cũ mà nói, sẽ hơi khó để tìm thấy những chi tiết thay thế.
+ Còn khi nhiệt độ tăng cao
Các phân tử dầu nhờn trong các chi tiết máy sẽ trở nên nhớt hơn và cũng không tốt cho đồng hồ.
Đây chính là lí do người ta khuyến cáo các bạn tuyệt đối không đeo đồng hồ khi dùng nước nóng, tắm nóng lạnh, xông hơi. Khi nhiệt độ thay đổi đột ngột, độ co giãn của vỏ và gioăng khác nhau sẽ tạo nên khe hở để nước và hơi ẩm lọt vào làm bẩn máy, giảm khả năng chống nước và dễ hỏng đồng hồ.
Đồng hồ được sử dụng trong nhiệt độ khắc nghiệt hoặc sử dụng nhiều trong nước sẽ phải bảo dưỡng thường xuyên hơn và như thế, chi phí bỏ ra sẽ rất tốn kém.
Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý là:
- Không để đồng hồ ở nơi có nhiệt độ cao quá 60 độ C (tương đương 140 độ F) hoặc những nơi thấp hơn 0 độ C (tương đương 32 độ F).
- Không để đồng hồ trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời hoặc ở nơi có nhiệt độ cao trong thời gian dài vì có thể ảnh hưởng đến bộ máy đồng hồ, rút ngắn thời gian hoạt động của pin và ảnh hưởng đến chi tiết khác.
- Không nên để luồng khí lạnh của các loại máy điều hòa thổi trực tiếp vào đồng hồ một cách thường xuyên, liên tục.
Còn về vấn đề đồng hồ bị chết vào mùa đông, bạn không cần phải lo lắng quá vì chỉ khi nhiệt độ giảm xuống thật thấp (dưới 5°C) thì các thành phần động cơ mới có thể ngưng hoạt động. Việc đeo đồng hồ thường xuyên mỗi ngày sẽ cung cấp cho chúng một lượng nhiệt phù hợp để tiếp tục chạy ngon.
VPGD: Số BH9A-SP.9A-60 Vinhomes Ocean Park 1 , Xã Dương Xá, Huyện Gia Lâm, Hà Nội - Email: contact@dangquangwatch.vn
Giấy CNĐKKD và MSDN số: 0104938104 đăng ký lần đầu do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 07/10/2010